Tranh sơn dầu thủy mặc thuộc loại tranh hội họa có xuất xứ từ Trung Quốc, tranh thủy mặc có nghĩa là bức tranh được tạo nên từ mực mài ra pha cùng với nước, sau đó dùng bút lông vẽ lên giấy hay lụa. Về sắc thái chủ yếu chỉ tranh có 2 màu đen, trắng, chủ đề chính của tranh là cây cối, hoa, phong cảnh, chim muông… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tranh sơn dầu thủy mặc ngay trong bài viết sau.
Phong cách tranh sơn dầu thủy mặc
Tuy là tranh vẽ cảnh vật nhưng thường diễn tả tâm trạng trầm lắng, khi thì buồn bã, ưu tư về cảnh đời thường. Mục tiêu của bức tranh là nắm bắt được thần khí, ví dụ như vẽ bông hoa thì cần vẽ sao cho thể hiện được vẻ tươi tắn, mềm mại, hoặc khi vẽ đá thì cần sự rắn chắc, gân guốc. Khi vẽ núi non thì cần lột tả được sự hùng vĩ của núi rừng…
Ý nghĩa tranh sơn dầu thủy mặc
Khi nhắc đến tranh thủy mạc thì thông thường người ta hay liên tưởng đến tranh sơn thủy. Đây thuộc một đề tài đặc sắc trong ngành hội họa Trung Quốc. Không chỉ thế hai chữ sơn thủy còn có ý nghĩa triết lý không chỉ đơn thuần là sông nước. Nước mang lại ý nghĩa của sự sống, đó là nhân. Nước luôn chảy xuống thấp theo đúng đạo lý, đó là nghĩa. Nơi cạn thì nước vốn hiền hòa, khi sâu thì không ai lường trước được các hiểm họa của chúng, đó là trí. Nước chịu nhận cả mặt tốt và xấu như thế là sự bao dung, nước rửa trôi những gì chưa sạch, đó còn gọi là thiện. Nước đứng yên thì bằng phẳng, đó là chính. Bởi những ý nghĩa đó nên người quân tử thường thích ngắm nhìn để tu dưỡng tính tình.
Công cụ chuyên dùng vẽ tranh thủy mặc
Điều kiện để vẽ được một bức tranh thủy mặc đẹp cần phải có công cụ tốt, bao gồm: mực, nghiên, còn được gọi là “văn phòng tứ bảo”. Người vẽ cần biết chọn cọ vẽ, bút lông dùng loại cứng hay mềm phụ thuộc vào đối tượng cần vẽ. Ví dụ như khi phác thảo ra trúc và lan thì cần sử dụng bút lông sói, khi nhuộm màu cần bút lông dê, dùng cọ cứng để vẽ sơn thủy, rễ cây…
Kỹ thuật cầm bút, xử lý màu sắc, đòi hỏi đôi tay họa sỹ luôn nhịp nhàng, uyển chuyển khi thực hiện nội dung tác phẩm, sự mềm mại, đậm nhạt theo cảm xúc và ý tưởng cấu trúc nội dung của tác phẩm, giúp tạo nên bức tranh sóng động phóng khoáng mà không có loại tranh nào so sánh được. Đó chính là nét đặc trưng mang sắc thái riêng biệt của tranh thủy mặc.
Bố cục của tranh cũng vô cùng công phu, phải phân bổ thật khéo léo, thẩm mỹ cao, bố trí vị trí phù hợp, giúp cảnh vật tổng quan trong tranh được cân bằng, không quá thưa cũng như quá dày. Việc trình bày một bài thơ thư pháp bên cạnh tranh cũng cần phải cân nhắc, chỉ nên dùng khi bình diện tranh hơi bị trống.
Tranh thủy mặc thường đồng hành cùng với “thơ, thư, họa, ấn” tác giả cần biết khi nào nên có thơ bên cạnh, khi nào cần điểm xuyến thêm dòng thư pháp hay đóng một dấu gây ấn tượng.
Tranh thủy mặc rất có sức hấp dẫn làm xiêu lòng người, do bản chất của nó đẹp, mang ý nghĩa sâu xa, phản ánh lên hiện thực khách quan của cuộc sống xã hội và tự nhiên một cách tinh tế và sâu sắc nhất. Từ xa xưa tranh thủy mặc đã đi vào cuộc sống con người, bản thân nó cũng nổi lên được nhiều cảm xúc yêu quý thiên nhiên, đồng thời phản ánh lên nỗi vui buồn của cuộc đời.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.